Ý nghĩa câu tục ngữ Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối | Ca dao, tục ngữ

admin

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

  • Thể loại: Tục ngữ
  • Nhóm: Tục ngữ về hiện tượng tự nhiên

Câu tục ngữ phản ánh sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng trong năm. Sang tháng 5 là bước vào hạ, ngày dài hơn đêm. Tháng 10 là bước vào mùa đông, ngày ngắn hơn đêm. Câu tục ngữ này là kết quả của quan sát tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất của người nông dân xưa.

Giải thích thêm

  • Chưa: từ biểu thị ý phủ định điều được nói đến là không có hoặc không xảy ra cho đến hiện tại hoặc đến một thời điểm nào đó được xem là mốc, trong quá khứ hoặc tương lai (nhưng sau đó có thể xảy ra)
  • Nằm: ngả thân mình trên một vật có mặt phẳng, thường để nghỉ, để ngủ
  • Sáng: khoảng thời gian từ lúc coi như bắt đầu một ngày cho đến gần trưa

Giải thích về mặt khoa học

Vì Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Vào mùa hè bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên có ngày dài hơn đêm. Mùa đông bán cầu Bắc ngả ra xa Mặt Trời nên có ngày ngắn hơn đêm.
---------------------------------------

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.

- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.

- Câu tục ngữ này chỉ đúng với các quốc gia thuộc Bắc bán cầu vì mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau

Xem thêm:

  • Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng...."
  • Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng..."
  • Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng..." sử dụng biện pháp tu từ nào?