Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng có ảnh hưởng gì?

admin

Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ nhỏ, đây là thời gian quý giá giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì thế, một tư thế nằm chuẩn sẽ giúp bé hô hấp tốt hơn đồng thời phát triển khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất.

Vì sao hay thấy trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu một bên?

Nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ trong thời gian ngủ của trẻ thì nằm nghiêng đầu là một tư thế thoải mái. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng này:

Phản xạ tìm về phía mẹ

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ đặc biệt thích được gần mẹ. Khi đó, trẻ có thể cảm nhận được nhịp tim của mẹ và cảm thấy được bao bọc và an toàn hơn. Chính vì thế khi mẹ nằm bên cạnh, trẻ sẽ có xu hướng nghiêng đầu về phía mẹ.

Đồng thời, khi mẹ có thói quen cho con nằm bú, trẻ sẽ nằm nghiêng đầu để bú. Sau đó trẻ sẽ giữ đúng tư thế nghiêng đầu khi bú đó để ngủ.

Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng có ảnh hưởng gì?

Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng một bên là phản xạ tự nhiên khi muốn tìm mẹ

Do cổ trẻ sơ sinh còn yếu

Với cơ thể non nớt, cấu tạo xương cổ trẻ sơ sinh còn rất yếu, hệ thống cơ, xương chưa phát triển toàn diện. Đồng thời, đầu trẻ sơ sinh có kích thước lớn và nặng so với xương cổ nên trẻ không thể tự xoay hay nâng đầu của mình được. Vì thế trong lúc ngủ, trẻ nằm nghiêng đầu về bên nào sẽ giữ nguyên tư thế đó nếu bố mẹ không chú ý chỉnh tư thế cho trẻ.

Do thị giác trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện

Do thị giác chưa được phát triển một cách toàn diện nên trẻ sơ sinh thường không thể nhìn xa hay nhìn rõ mọi vật. Vì vậy theo phản xạ tự nhiên, trẻ thường sẽ nghiêng đầu và hướng tầm mắt về phía có ánh sáng như cửa sổ, bóng đèn…

Trẻ đang mắc chứng u xơ hóa cơ ức đòn chũm

Theo các chuyên gia, u xơ hóa cơ ức đòn chũm là một dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do tư thế nằm của trẻ không đúng từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ hoặc một số tai biến trong quá trình sinh nở gây tổn thương cơ ức đòn chũm và xuất huyết mạch máu trong cơ.

Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng có ảnh hưởng gì?

Trẻ sơ sinh mắc chứng u xơ hóa cơ ức đòn chũm thường xuyên quay đầu về một phía

Trẻ sơ sinh gặp vấn đề này thường xuyên quay đầu về một phía, xoay đầu khó khăn hay bú lệch một bên vì bú bên còn lại có thể sẽ làm bé cảm thấy khó chịu. Lúc ngủ bé cũng chỉ nằm nghiêng sang một bên phải hoặc trái khiến đầu trẻ bị lép một bên và xuất hiện vết sưng u nhỏ ở cổ. 

Chứng u xơ hóa cơ ức đòn chũm kéo dài, không được phát hiện và điều trị sẽ khiến trẻ bị vẹo cổ mãi về sau, khuôn mặt không đối xứng, đầu bị lép…gây mất thẩm mỹ. Đồng thời, trẻ dễ mắc các vấn đề về xương như loạn sản xương khuỷu, bàn chân khoèo.

Nhiều mẹ hay nhầm lẫn khi trẻ ngủ nghiêng đầu với nằm nghiêng cả người mà nghĩ rằng đây là điều bình thường. Đến khi đi khám bác sĩ xác định bị vẹo cổ do u xơ hóa cơ ức đòn chũm, các bậc phụ huynh mới lo lắng chạy chữa.

Ưu - nhược điểm khi trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng đầu

Cũng như các tư thế ngủ khác của trẻ sơ sinh, nằm ngửa nhưng đầu nghiêng cũng có mặt lợi và mặt hại khác nhau.

Ưu điểm

  • Hạn chế ọc sữa về đêm cho trẻ.
  • Tránh chèn ép lồng ngực, giúp trẻ hô hấp dễ dàng, giảm hiện tượng ngáy và thở khò khè ở trẻ.
  • Giảm áp lực lên tim và hệ tiêu hóa của bé.

Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng có ảnh hưởng gì?

Trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng đầu đều có ưu điểm và nhược điểm

Nhược điểm

  • Hội chứng bẹp đầu ở trẻ em: Khi trẻ nằm nghiêng một bên thời gian dài sẽ chèn ép phần xương sọ non yếu của trẻ, gây hiện tượng bẹp xương đầu, làm biến dạng tai, lệch xương mặt ở bên nằm. 
  • Hiện tượng vẹo cổ: Trẻ sơ sinh khi nằm nghiêng đầu trong thời gian dài sẽ gây vẹo cột sống cổ. Tật vẹo cổ không chỉ ảnh hưởng ngoại hình gây mất thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển cơ và xương của trẻ.
  • Hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS): Là hội chứng thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi đột ngột tử vong, không rõ nguyên nhân, xảy ra ở trẻ khi ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp gặp hội chứng này cao hơn hẳn so với trẻ nằm ngửa, nguyên nhân có thể là do khi trẻ nằm sấp sẽ gây tắc nghẽn đường thở.

Trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng đầu có sao không?

Tuy có một số ưu điểm nhưng nằm nghiêng đầu không được khuyến khích sử dụng thường xuyên với trẻ sơ sinh. Việc nằm nghiêng một bên chỉ phát huy ưu điểm khi thời gian trẻ nghiêng đầu ít và được thay đổi tư thế thường xuyên. Đây cũng là cách hiệu quả hạn chế nguy cơ đột tử, tật vẹo cổ hay bẹp đầu ở trẻ.

Bên cạnh đó, khi nằm nghiêng quá lâu trẻ sẽ khó cử động, dễ bị tê tay chân và mệt mỏi khi thức dậy.

Khi thấy trẻ thường xuyên nằm ngủ nghiêng đầu kèm theo các dấu hiệu như quay đầu về một phía, bú lệch một bên,… Mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến các bác sỹ vì có thể bé đã mắc chứng u xơ hóa cơ ức đòn chũm.

Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng có ảnh hưởng gì? Nằm nghiêng đầu không được khuyến khích với trẻ sơ sinh

Mẹo khắc phục tật nằm ngửa nhưng đầu nghiêng khi ngủ ở trẻ

Nếu các bé thường xuyên nghiêng đầu, phụ huynh có thể khắc phục bằng một số mẹo nhỏ như:

  • Hướng sự tập trung, thu hút sự chú ý của bé về phía đối diện bằng đồ chơi, xúc xắc hoặc trò chuyện để giúp trẻ xoay đầu và thay đổi tư thế thường xuyên.
  • Tránh để các đồ vật thu hút sự chú ý của bé làm bé nghiêng đầu về một phía như bật đèn, treo nôi… nhất là khi bạn không thể chơi cùng bé.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú để bé được xoay đầu nhiều hơn, tránh chỉ bú một bên.
  • Sử dụng gối kê, chăn chèn đầu cho trẻ nhằm giữ đầu trẻ nằm thẳng khi bạn không thể trông chừng trẻ lúc ngủ.
  • Thường xuyên quan tâm, thay đổi tư thế nằm cho trẻ. Tránh để trẻ nằm nghiêng một bên quá lâu đặc biệt với trẻ dưới 4 tháng tuổi chưa thể tự xoay đầu, chưa biết lẫy.

Trẻ sơ sinh nằm ngửa nhưng đầu nghiêng có ảnh hưởng gì?

Cha mẹ nên chú ý khắc phục tật nằm ngửa nhưng đầu nghiêng khi ngủ ở trẻ

Trẻ nằm nghiêng đầu một bên khi ngủ tưởng chừng như là bình thường nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho trẻ. Bố mẹ nên chú ý quan sát, phát hiện bất thường và khắc phục, hạn chế việc trẻ nằm nghiêng một bên quá lâu. Khi thấy bé có hiện tượng vẹo cổ, bẹp đầu, bẹp tai cần đưa bé đến ngay các cơ sở ý tế để khám và điều trị kịp thời.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp