Thi khối B08 gồm những môn nào? Thi khối B08 thì học ngành gì?
Thi khối B08 gồm 3 môn đó là Toán - Sinh học - Tiếng Anh.
Thi khối B08 thì học các ngành sau:
STT | Tên ngành |
1 | Y khoa |
2 | Điều dưỡng |
3 | Răng Hàm Mặt |
4 | Công nghệ sinh học |
5 | Kỹ thuật môi trường |
6 | Nông nghiệp |
7 | Chăn nuôi |
8 | Nuôi trồng thủy sản |
9 | Thú y |
10 | Dinh dưỡng |
11 | Quản lý tài nguyên và môi trường |
12 | Tôn giáo học |
13 | Kỹ thuật phục hồi chức năng |
14 | Công nghệ thực phẩm |
15 | Sinh học |
16 | Khoa học môi trường |
17 | Khoa học dữ liệu |
18 | Công nghệ kỹ thuật môi trường |
19 | Sư phạm Sinh học |
20 | Quản lý thủy sản |
21 | Sinh học ứng dụng |
22 | Kinh tế nông nghiệp |
23 | Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan |
24 | Bệnh học thủy sản |
25 | Khoa học cây trồng |
26 | Nông nghiệp công nghệ cao |
27 | Bảo vệ thực vật |
28 | Lâm sinh |
29 | Quản lý tài nguyên rừng |
30 | Kỹ thuật xét nghiệm y học |
31 | Kỹ thuật hình ảnh y học |
32 | Hộ sinh |
33 | Y tế công cộng |
34 | Kỹ thuật y sinh |
35 | Công nghệ sau thu hoạch |
36 | Quản lý đất đai |
37 | Công nghệ sinh dược |
38 | Khoa học đất |
39 | Phân bón và dinh dưỡng cây trồng |
40 | Tâm lý học |
41 | Dược học |
42 | Nông học |
43 | Kỹ thuật xây dựng |
44 | Sư phạm Toán học |
45 | Kỹ thuật cấp thoát nước |
46 | Tâm lý học giáo dục |
47 | Quản lý tài nguyên thiên nhiên |
48 | Dược liệu và hợp chất thiên nhiên |
49 | Khoa học y sinh |
lưu ý, nội dung về Thi khối B08 gồm những môn nào? Thi khối B08 thì học ngành gì? chỉ mang tính chất tham khảo.
![Thi khối B08 gồm những môn nào? Thi khối B08 thì học ngành gì?](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-7/thi-khoi-b08.jpg)
Thi khối B08 gồm những môn nào? Thi khối B08 thì học ngành gì? (Hình từ Internet)
Đang là sinh viên năm nhất có được chuyển ngành không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐTquy định chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học như sau:
Điều 16. Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
c) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
2. Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
c) Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
Theo quy định nêu trên, thi sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính nếu không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa.
Do đó, sinh viên năm nhất không được chuyển ngành.
Sinh viên được bảo lưu kết quả học tập trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về nghỉ học tạm thời, thôi học như sau:
Điều 15. Nghỉ học tạm thời, thôi học
1. Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
d) Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
2. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.
Như vậy, sinh viên được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong trường hợp:
- Được điều động vào lực lượng vũ trang;
- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.