1. Tìm hiểu về segment là gì?
Segment trong tiếng Việt được hiểu là phân khúc hay phần, được sử dụng để chỉ một thứ gì đó lớn hoặc đầy đủ hơn. Trong phạm vi ngành marketing hay kinh doanh, segment hiểu là phân khúc khách hàng hoặc phân khúc thị trường (Market Segments).
Cụm từ này được dùng để chỉ một nhóm người có một số tiêu chí giống nhau. Đó là những đối tượng mục tiêu mà các doanh nghiệp muốn tiếp cận để bán sản phẩm.

Market Segmentation là phân khúc thị trường, được sử dụng phổ biến trong ngành Marketing. Một Market Segment gồm có nhiều đối tượng mục tiêu có nhu cầu, sở thích hoặc hành vi giống nhau.
Có 3 tiêu chí cơ bản để xác định được Market Segment:
-
Nhóm có chung một nhu cầu nhất định.
-
Giữa các nhóm phải có điểm nhấn để phân biệt với nhau.
-
Các đối tượng trong cùng một nhóm luôn có các hành vi, phản ứng giống nhau.
Nếu bạn là người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thì chắc chắn có thể thấy rằng Market Segment đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định đến mức độ thành công trong chiến lược marketing và kinh doanh sau này.
Xem thêm: NDA Là Gì? Tất Tần Tật Các Thông Tin Cần Biết Về NDA
2. Vai trò và tầm quan trọng của market segment
Bên cạnh segment là gì thì vai trò cũng như tầm quan trọng của điều này đối với marketing cũng là câu hỏi được nhiều người chú ý. Nhờ quá trình phân đoạn thị trường mà các marketer sẽ hiểu chi tiết về các nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Mỗi chiến dịch, hoạt động marketing sẽ có những tác động nhất định đến phân khúc khách hàng.
Thị trường mục tiêu gồm có nhóm khách hàng được phục vụ tốt nhất, tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Vì thế, để tránh lãng phí ngân sách, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc nhiều nhóm khách hàng để tập trung tiếp cận, làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Trên thực tế, các doanh nghiệp muốn quyết định hướng tới phát triển toàn bộ vẫn phải trải qua quá trình phân đoạn thị trường thì mới có cái nhìn tổng quan. Từ đó, các doanh nghiệp mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Market segment chính là một khâu rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của một kế hoạch marketing nào đó.

3. Lợi ích của market segment là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người quan tâm market segment là gì và cách ứng dụng nó. Một trong những lý do lớn nhất là những lợi ích mà việc phân khúc thị trường này đem lại, cụ thể như:
3.1. Cải thiện hiệu quả marketing
Khi phân đoạn và xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu thì các doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi thông điệp của mình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, nếu những chiến dịch marketing nhắm vào đúng thời điểm, đúng đối tượng thì sẽ tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Hơn nữa, việc thực hiện chiến dịch marketing hướng tới toàn bộ thị trường thì ngân sách để quảng cáo là rất lớn mà tỷ lệ chuyển đổi lại không cao. Ngược lại, khi thực hiện market segment, doanh nghiệp có thể khoanh vùng đối tượng phù hợp và tiềm năng để tiếp cận. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa gia tăng được tỷ lệ mua hàng.
3.2. Phát triển sản phẩm đúng nhu cầu
Một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại lâu dài nếu không chịu phát triển sản phẩm của mình. Thay vào đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng và phát triển sản phẩm của mình. Như vậy mới thu hút và nâng cao được trải nghiệm của khách hàng.
3.3. Mở rộng quy mô tiếp thị
Việc nghiên cứu phân khúc thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp có thể xác định nhóm đối tượng khách hàng chưa tiếp cận được. Điều này giúp bạn có thể đưa ra các chiến lược marketing để mở rộng, phát triển ra những thị trường.

3.4. Xây dựng quan hệ tốt với khách hàng
Trong quá trình phân chia thị trường, các doanh nghiệp cần liên tục tìm hiểu những thông tin về khách hàng. Việc tìm hiểu kỹ về khách hàng sẽ càng phục vụ họ một cách tốt hơn. Điều này tạo nên được những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời và xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình.
3.5. Xác định được ưu/nhược điểm của thương hiệu
Dựa theo lượng khách hàng chọn mua sản phẩm của mình mà các doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ nhận diện thương hiệu của mình. Từ đó bạn sẽ xác định được chiến lược marketing nằm ở phần nào, cần cải thiện những gì để cạnh tranh hơn với đối thủ.
4. Cách thực hiện phân khúc thị trường hiệu quả
Để thực hiện chiến lược tiếp thị thì điều đầu tiên là bạn phải hiểu về cách thực hiện phân khúc thị trường - segment là gì. Sau đây là hướng dẫn từng bước để giúp bạn phân chia đối tượng mục tiêu rồi đáp ứng các nhu cầu của họ:
4.1. Xác định market segment
Bạn có thể xác định được thị trường mục tiêu, hiểu đối tượng của bạn bằng cách tự trả lời những câu hỏi phù hợp. Chẳng hạn như:
-
Thị trường đó nhỏ hay lớn?
-
Họ có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình không?
-
Đối thủ cạnh tranh là ai?
Việc khám phá, tìm hiểu về thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn và dễ dàng đi đến bước tiếp theo. Điều quan trọng là thị trường đó không được quá rộng, thay vào đó hãy tập trung vào một mục tiêu cụ thể.

4.2. Tạo phân khúc thị trường
Khi đã xác định được thị trường, bạn cần bắt đầu phân chia thị trường này thành nhiều nhóm khác nhau theo các đặc điểm chung. Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà bạn muốn giới thiệu, bạn có thể chọn loại phân khúc thị trường theo ý muốn.
4.3. Hiểu rõ từng phân khúc thị trường
Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng cách tham gia thảo luận, thăm dò, khảo sát để hiểu rõ hơn về nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Như vậy, bạn có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất có thể.
4.4. Đánh giá
Khi đã hiểu rõ từng phân khúc thị trường - segment là gì thì bạn hãy tiến hành đánh giá mức độ hấp dẫn trước khi chọn phân khúc thích hợp. Những yếu tố cấu trúc và tài chính khác nhau đóng vai trò quyết định tới độ hấp dẫn của một phân khúc thị trường. Trong đó có: tỷ suất lợi nhuận, loại kênh phân phối, quy mô, tốc độ tăng trưởng hoặc là đối thủ cạnh tranh.
4.5. Chọn thị trường mục tiêu
Sau khi đánh giá đúng các phân khúc thị trường thì bạn có thể lựa chọn phân khúc mà bạn muốn nhắm làm mục tiêu. Bước này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng và định hình tới tất cả các chiến lược tiếp thị cũng như định vị sản phẩm của bạn sau này.

5. Những sai lầm thường gặp trong segment là gì?
Để hiểu rõ, xây dựng và chọn một phân khúc thị trường là một quá trình không hề đơn giản. Hầu hết các doanh nghiệp thường mắc những sai lầm sau khi áp dụng segment vào kinh doanh:
-
Tạo những phân khúc quá nhỏ khiến cho doanh nghiệp đánh mất lượng khách hàng nhất định.
-
Không cập nhật chiến lược khi cơ sở dữ liệu của khách hàng thay đổi.
-
Phân khúc thị trường mục tiêu không đem lại lợi nhuận. Bạn có thể đã phân khúc một cơ sở khách hàng lớn và thích hợp với chiến lược nhưng phân khúc đó lại không có sức mua hoặc nhu cầu chưa chính đáng thì cũng không thể đạt được lợi nhuận như mong đợi.

Nếu bạn là người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thì chắc chắn có thể thấy rằng Market Segment đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định đến mức độ thành công trong chiến lược marketing và kinh doanh sau này.
Xem thêm: Accrued Expense Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Accrued Expense Trong Kế Toán
Bằng cách hiểu đúng segment là gì cũng như các quá trình để tạo nên Market Segment, bạn có thể đảm bảo chiến lược kinh doanh của mình có cơ hội thành công hơn.
Danh sách việc làm, tuyển dụng các tỉnh thành | |
Việc làm Hưng Yên | Việc làm An Giang |
Việc làm Khánh Hòa | Việc làm Bà Rịa – Vũng Tàu |
Việc làm Kiên Giang | Việc làm Bắc Giang |
Việc làm Kon Tum | Việc làm Bạc Liêu |
Việc làm Lai Châu | Việc làm Bắc Ninh |
Việc làm Lâm Đồng | Việc làm Bắc Kạn |
Việc làm Lạng Sơn | Việc làm Bến Tre |
Việc làm Lào Cai | Việc làm Bình Định |
Việc làm Long An | Việc làm Bình Dương |
Việc làm Nam Định | Việc làm Bình Phước |
Việc làm Nghệ An | Việc làm Bình Thuận |
Việc làm Ninh Bình | Việc làm Cà Mau |
Việc làm Ninh Thuận | Việc làm Cần Thơ |
Việc làm Phú Thọ | Việc làm Cao Bằng |
Việc làm Phú Yên | Việc làm Đà Nẵng |
Việc làm Quảng Bình | Việc làm Đắk Lắk |
Việc làm Quảng Nam | Việc làm Đắk Nông |
Việc làm Quảng Ngãi | Việc làm Điện Biên |
Việc làm Quảng Ninh | Việc làm Đồng Nai |
Việc làm Quảng Trị | Việc làm Đồng Tháp |
Việc làm Sóc Trăng | Việc làm Gia Lai |
Việc làm Sơn La | Việc làm Hà Giang |
Việc làm Tây Ninh | Việc làm Hà Nam |
Việc làm Thái Bình | Việc làm Hà Nội |
Việc làm Thái Nguyên | Việc làm Hà Tĩnh |
Việc làm Thanh Hóa | Việc làm Hải Dương |
Việc làm Thừa Thiên Huế | Việc làm Hải Phòng |
Việc làm Tiền Giang | Việc làm Hậu Giang |
Việc làm TP Hồ Chí Minh | Việc làm Hòa Bình |
Việc làm Trà Vinh | Việc làm Vĩnh Long |
Việc làm Tuyên Quang | Việc làm Vĩnh Phúc |
Việc làm quốc tế | Việc làm Yên Bái |