Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 kết nối Ôn tập Chương 4: Tác dụng làm quay của lực

admin

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Tác dụng làm quay của lực. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem:=> Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG IV. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC ( PHẦN 1 )

Câu 1: Mômen lực xuất hiện khi:

  1. Khi ta tác dụng một lực lên vật làm thay đổi vật tốc của vật
  2. Khi ta tác dụng một lực làm vật quay tại một điểm cố định
  3. Khi ta tác dụng một lực lớn theo phương thẳng đứng lên vật
  4. Khi ta tác động một lực lên vật

Câu 2: Đâu là ví dụ cho tác dụng làm quay của lực ?

  1. Dùng tay mở cánh cửa
  2. Dùng tay đẩy thì chong chóng quay.
  3. Cái búa đinh nhỏ
  4. Cả A,B và C đều đúng

Câu 3: Điểm tựa còn được gọi là

  1. Trọng lượng của vật cần nâng
  2. Trục quay
  3. Điểm đặt
  4. Lực tác dụng

Câu 4: Các loại đòn bẩy bao gồm:

  1. Đòn bẩy loại 1, đòn bẩy loại 2, đòn bẩy loại 3
  2. Đòn bẩy vĩnh cửu và đòn bẩy tạm thời
  3. Đòn bẩy một phần và đòn bẩy toàn phần
  4. Đòn bẩy chất rắn, đòn bẩy chất lỏng, đòn bẩy chất khí

Câu 5: Đâu là nhận định đúng là đòn bẩy loại 2:

  1. Loại này có lợi ích cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn.
  2. Loại này cho lợi về lực giúp nâng được vật nặng nhưng di chuyển vật chậm.
  3. Loại này không có lợi ích cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn.
  4. Loại này không cho lợi về lực nhưng giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng.

Câu 6: Dụng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

  1. Cái kéo
  2. Cái cưa
  3. Cái búa đinh nhỏ
  4. Cái cắt móng tay

Câu 7: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi

  1. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
  2. lực có giá song song với trục quay
  3. lực có giá cắt trục quay
  4. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay

Câu 8: Cánh tay đòn của lực bằng

  1. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
  2. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
  3. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  4. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.

Câu 9: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.

  1. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
  2. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
  3. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.

Câu 10: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

  1. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
  2. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
  3. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
  4. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 11: Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6N, có đầu A tì vào sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k = 250 N/m, theo phương thẳng đứng như hình 4. Độ dãn của lò xo khi thanh cân bằng là

  1. 4,8 cm.
  2. 1,2 cm.
  3. 3,6 cm.
  4. 2,4 cm.

Câu 12: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  1. Cân Robecvan      
  2. Cân đồng hồ
  3. Cần đòn     
  4. Cân tạ

Câu 13: Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực F= 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Lực cản của gỗ tác dụng vào đinh bằng


  1. 500 N.
  2. 1000 N.
  3. 1500 N.
  4. 2000 N.

Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  1. nhỏ hơn, lớn hơn
  2. nhỏ hơn, nhỏ hơn
  3. lớn hơn, lớn hơn
  4. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 15: Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?

  1. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần.
  2. Hợp lực có hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần.
  3. Hợp lực có giá nằm trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và chia thành những đoạn tỉ lệ thuận với độ lớn hai lực ấy.

Câu 16: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là:

  1. 80 cm
  2. 120 cm
  3. 1m
  4. 60 cm.

Câu 17: Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có:

  1. Lực F2có độ lớn lớn hơn lực F1.
  2. Lực F2CÓ độ lớn nhỏ hơn lực F1.
  3. Hai lực F1và F2có độ lớn như nhau.
  4. Không thể cân bằng được, vì OO1đã nhỏ hơn OO2.

Câu 18: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.

  1. 7,5 N và 20,5 N.
  2. 10,5 N và 23,5 N.
  3. 19,5 N và 32,5 N.
  4. 15 N và 28 N.

Câu 19: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

  1. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
  2. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
  3. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
  4. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 20: Quan sát dao cắt giấy ở một cửa hiệu photocopy, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Chỉ là dao bình thường, không ứng dụng bất kỳ máy cơ đơn giản nào.

Lan: Ứng dụng của đòn bẩy loại 1

Chi: Ứng dụng của đòn bẩy loại 2.

  1. Chỉ có Bình đúng.
  2. Chỉ có Lan đúng.
  3. Chỉ có Chi đúng.
  4. Cả 3 bạn đều sai.

Câu 21: Dùng đòn bẩy loại 1 như hình vẽ để bẩy một vật có trọng lượng P1 được đặt ở đầu O1. Muốn bẩy được vật, ta phải tác dụng vào đầu O2 một lực ít nhất là...

  1. Lớn gấp 4 lần trọng lượng vật.
  2. Nhỏ hơn 4 lần trọng lượng vật.
  3. Lớn gấp 5 lần trọng lượng vật.
  4. Nhỏ hơn 5 lần trọng lượng vật.

Câu 22 : Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  1. 45 N.
  2. 50 N.
  3. 55 N.
  4. 60 N.

Câu 23: Cho hệ thống đòn bẩy như hình vẽ. Để đòn bẩy cân bằng, ta phải treo một vật m = l00 g ở vị trí O2 cách O một đoạn... Biết rằng O1 cách O một đoạn 20 cm.

  1. 20cm
  2. 25cm
  3. 40cm
  4. 50cm

Câu 24 : Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:

  1. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất
  2. ba vật như nhau
  3. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất
  4. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất

Câu 25: Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

  1. 1N; 8900N/m3
  2. 1,5N; 8900N/m3
  3. 1N; 7800N/m3
  4. 1,5N; 7800N/m3

=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Thông tin tải tài liệu:

Tài liệu khác